Thơ Tết Đi Lễ Chùa Nào
Sáng nay mùng 1 Tết (10.2), cụ ông Ngô Trọng Thanh (73 tuổi) cùng con cháu ra đình, chùa làng Hoàng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) từ lúc chưa tới 8 giờ sáng. Dù còn khá sớm, gia đình ông không phải người đầu tiên tới đây.
Nên mua hương sạch để đảm bảo sức khoẻ
Đi chùa không nên mua loại hương bẩn, hương có chứa hoá chất có giá rẻ bán ở tiệm tạp hoá bởi việc hít phải khói hương bẩn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn và những người xung quanh.
Xem danh sách sản phẩm hương sạch của chúng tôi tại đây
Đi lễ chùa đầu năm trở thành truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.
Người ta tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện những điều an lành, mà còn là để con người tìm đến chốn thanh tịnh, để bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh. Trong tâm thức của người Việt, đền chùa là chốn linh thiêng, trang nghiêm nhưng cũng vô cùng gần gũi. Chính vì thế mà nhiều người chọn lui tới nơi cửa chùa để tìm lại cảm giác bình yên tĩnh lặng. Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều ngôi đền, chùa trên địa bàn tỉnh đã đông đảo người dân đến cầu cho năm mới bình an và may mắn.
Trong tiết trời se lạnh sáng xuân Giáp Thìn, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, kể cả các cháu nhỏ cũng hồn nhiên tung tăng theo ông bà, cha mẹ, tay cầm nén hương, thành kính nguyện cầu những điều tốt đẹp. Đi lễ chùa đầu năm là việc làm không thể thiếu mỗi độ tết đến xuân về của gia đình anh Long Văn Tùng, tổ 8, thị trấn Trà Lĩnh (Trùng Khánh). Anh Tùng cho biết: Tôi thưởng cầu chúc cho gia đình và tất cả mọi người được an lành, con cái chăm ngoan, học giỏi.
Cũng như anh Tùng, chị Hoàng Thị Hoà, tổ 3, thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang) chia sẻ: Tôi thường xuyên đến chùa để cầu nguyện, đặc biệt là mỗi dịp lễ, Tết. Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa vang lên hoà quyện với hương trầm thoang thoảng khiến cho tâm hồn tôi thư thái và khát vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc toạ lạc tại núi cao thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ (Trùng Khánh). Đứng trên chùa có thể ngắm trọn Thác Bản Giốc hùng vĩ giữa núi non mây trời trùng điệp. Những ngày Tết, người dân và du khách gần xa đã đổ về đây để đi lễ đầu năm. Người đi chùa không chỉ cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn đến với bản thân và gia đình mà tìm về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Tại Chùa Phố Cũ (Thành phố), mỗi ngày có hàng trăm người đến thắp những nén hương thơm và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Người cầu tài, người cầu sức khỏe, người cầu may mắn, có người đến để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.
Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, qua đó vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.
Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.
3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực phật điện, tam bảo.
2. Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; sinh sinh đạo Niết Bàn.
3. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí chiều vị trí chạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,…vv.
7. Vào chùa, nên dùng phật danh “A di đà phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả ngưỡi vãn cảnh và nhà chùa.