Xi Bạch Kim Cần Thơ
TÊN NHÃN HIỆU: Kim Hoàng Cần Thơ
Doanh nghiệp tư nhân tiệm vàng Kim Hoàng Cần Thơ Số 17, Võ Văn Tần, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN: Số 17, Võ Văn Tần, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Nhóm 14 Vàng trang sức mỹ nghệ. Nhóm 35 Mua bán vàng trang sức mỹ nghệ (vàng trắng, bạch kim, đá quý). Nhóm 40 Gia công, chế tác vàng trang sức mỹ nghệ.
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN: Công ty Luật TNHH LEADCONSULT : Số 7 Liền kề 11, khu nhà ở cho CBCS cục B42, B57-Tổng cục V- Bộ Công an, đường Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Application Filing | 30.03.2015 | Nộp đơn 221-Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ | 25.04.2015 Công bố A | 25.06.2015 251-Thông báo cấp văn bằng | 31.10.2017 4151 Lệ phí cấp bằng | 29.11.2017 263-Quyết cấp cấp bằng | 22.12.2017 Công bố B | 25.01.2018
Xưởng Mạ Minh Phú chuyên nhận Xi Mạ bảo vệ bề mặt kim loại, đồ trang sức, mạ phục hồi, mạ chống mài mòn, mạ chống ăn mòn chi tiết bằng kim loại… − Với các lớp mạ: Đồng, kẽm, niken, crom, thiếc, cadimi, vàng, bạc, mạ hợp kim, mạ đơn lớp, mạ đa lớp, mạ các lớp mạ đặc biệt. − Mạ trên các chất liệu: Sắt, đồng, kẽm đúc, nhôm, inox, nhựa ABS…Nhận xi mạ theo hình thức và chất lượng yêu cầu của khách hàng.
Xi mạ là một ngành công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác. Xi mạ giúp làm tăng tuổi thọ và độ bền của vật liệu. Tuy nhiên bạn sẽ dễ dàng thấy các loại hóa chất xi mạ khác như hóa chất xi mạ crom, nhôm, thiếc, hóa chất xi mạ niken… nhưng ít khi thấy người ta sử dụng loại hóa chất xi mạ inox.
Vậy trong bài viết này chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến loại hóa chất xi mạ hiếm này nhé.
Công nghệ sử dụng hóa chất xi mạ inox giúp kim loại giữ được độ bền vượt trội
Cũng như các công nghệ xi mạ khác, công nghệ xi mạ inox là việc chúng ta phủ lên bề mặt các vật dụng như kim loại khác nhau như niken, đồng, kẽm… một lớp inox mỏng và có độ cứng cao. Việc này giúp cho các vật liệu tăng thêm độ sáng bóng, độ bền bỉ, chịu được nhiệt, chịu va đập, mài mòn cao từ đó giúp gia tăng tuổi thọ sử dụng của các loại vật liệu đó.
Vì sao công nghệ xi mạ inox được rất ít công ty nhận làm?
Hiện nay trên thị trường các cơ sở xi mạ có rất nhiều loại hóa chất xi mạ được ưu tiên sử dụng như xi mạ crom, xi mạ đồng, niken, vàng 24k… tuy nhiên nếu chúng ta tinh ý có thể thấy có rất ít cơ sở nhận sử dụng hóa chất xi mạ inox để phủ lên kim loại.
Vì inox là loại nguyên liệu có độ âm điện khác so với các nguyên liệu còn lại nên độ kết dính của loại hóa chất này không tốt dẫn đến các sản phẩm dễ bị bung ra.
Ngoài ra còn các nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến độ kết dính của hóa chất xi mạ inox như độ dẫn điện, độ trở… Chính vì vậy nếu muốn sử dụng công nghệ xi mạ inox đòi hỏi thợ xi mạ phải có tay nghề cao, cần sự tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ lưỡng trong giai đoạn gia công và xử lý ban đầu. Đây cũng là bước quan trọng nhất để tạo nên bề mặt xi mạ chất lượng và đẹp nhất.
Công nghệ sử dụng hóa chất xi mạ inox giúp kim loại giữ được độ bền vượt trội
Tại sao nên sử dụng hóa chất xi mạ inox cho kim loại?
Như chúng tôi đã nói ở trên, nhờ lớp phủ hóa chất xi mạ inox lên bề mặt kím loại giúp cho các vật liệu chống lại sự ăn mòn cao, chống nhiệt, chống va đập rất tốt.
Ngoài tính bền bỉ và tăng cao tuổi thọ sử dụng thì các loại vật liệu sẽ luôn giữ được vẻ ngoài mịn màng và sáng bóng vì đó cũng là ưu điểm vượt trội của inox. Vì vậy các sản phẩm sử dụng công nghệ xi mạ inox luôn mang được tính thẩm mỹ vượt trội mà ít có loại hóa chất xi mạ nào có được.
Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở xi mạ nhưng quý khách hàng cần phải lựa chọn cho mình một địa chỉ tin cậy và uy tín nhất. Vì khác với các loại xi mạ khác, hóa chất xi mạ inox là loại hóa chất phải cần có kinh nghiệm và tay nghề cao khi đó mới thực hiện được. Nên quý khách hãy lựa chọn cho mình một cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để gia công nhé. Chúc quý khách có được sản phẩm xi mạ inox chất lượng nhất và đẹp hoàn hảo nhất cho mình.
Xi mạ kim loại chất lượng TP.HCM
Xi mạ kim loại chất lượng TP.HCM là dịch vụ cung cấp các giải pháp mạ kim loại tối ưu, giúp tăng cường độ bền, tính thẩm mỹ và bảo vệ sản phẩm kim loại khỏi sự ăn mòn, oxy hóa và các tác động xấu từ môi trường. Tại TP.HCM, dịch vụ này ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo máy móc, sản xuất linh kiện điện tử, xây dựng, ô tô, điện lạnh và trang sức. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mạ hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, xi mạ kim loại tại TP.HCM đã khẳng định được chất lượng vượt trội và được nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất lựa chọn.
Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 (lễ hội) với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy (Cần Thơ). Sự kiện có nhiều hoạt động văn hóa, xúc tiến thương mại, kết nối du lịch; đồng thời giới thiệu nhiều món bánh quê mang hương vị đặc trưng.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 17 đến 21/4 tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ; là sự kiện hướng đến Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực đất phương Nam. Ảnh: Duy Khôi
Lễ hội là sự kiện thường niên của TP Cần Thơ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, giá trị bánh dân gian Nam Bộ nói riêng; quảng bá đặc sản bánh dân gian Nam Bộ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nghệ nhân làm bánh gặp gỡ, giao lưu và xây dựng thương hiệu bánh dân gian địa phương. Đồng thời tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước về xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư phát triển ẩm thực, sản phẩm đặc trưng của Nam Bộ. Qua 10 lần tổ chức, lễ hội đã dần hình thành thương hiệu cho Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung, góp phần tìm kiếm và tạo điều kiện cho nhiều nghệ nhân phát huy, gìn giữ nghề truyền thống.
Năm nay, lễ hội có khoảng 200 gian hàng, gồm 3 khu chính: khu bánh dân gian, khu đặc sản vùng miền và khu ẩm thực. Một số hoạt động chính gồm: Lễ khai mạc, Dâng bánh dân gian Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội thi Bánh dân gian và biểu diễn cách làm các loại bánh dân gian của các nghệ nhân, Không gian trưng bày các loại bánh dân gian, Không gian giới thiệu và trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, Trình diễn và chiêu đãi miễn phí bánh xèo kỷ lục đường kính 3m, Triển lãm bộ sưu tập (BST) thời trang làm từ bánh dân gian của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Công… Bên cạnh đó còn có các gian hàng: bánh dân gian, ẩm thực, OCOP và đặc sản vùng miền.
Lễ khai mạc diễn ra với chương trình văn nghệ ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, những thành tựu của TP Cần Thơ, những nét đặc sắc trong văn hóa dân gian, tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và bánh dân gian Nam Bộ.
Với mong muốn giới thiệu đến du khách văn hóa làng nghề truyền thống, năm nay lễ hội có không gian trưng bày và giới thiệu các loại bánh dân gian. Đặc biệt, sự kiện lần này còn có hoạt động trình diễn làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023), do các nghệ nhân đến từ làng nghề 100 năm ở Thốt Nốt, Cần Thơ thực hiện. Tại đây, du khách sẽ được xem trình diễn và giao lưu với những nghệ nhân gắn bó lâu đời với làng nghề, tiêu biểu như cô Hà Thị Sáu; và có thể tham gia trải nghiệm làm bánh cùng nghệ nhân.
Một số loại bánh dân gian sẽ được trưng bày tại lễ hội. Ảnh: K.Mai
Một hoạt động mới và nhận được nhiều quan tâm ở lần lễ hội này là trình diễn bánh xèo có đường kính 3m. Bà Lê Thị Hồng Dung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đào tạo nghề Nấu ăn Tây Đô, người phụ trách chính nhóm thực hiện bánh xèo, cho biết: “Bánh xèo đã từng gây ấn tượng với quốc tế cách đây hơn 10 năm khi nghệ nhân Mười Xiềm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - PV) giới thiệu tại sự kiện được tổ chức ở Mỹ. Tại lễ hội lần này, ban tổ chức muốn tạo một dấu ấn với bánh xèo, đồng thời giới thiệu một món bánh đặc trưng gắn liền với đời sống thường nhật của người miền Tây. Tổ thực hiện của chúng tôi có 14 người, đặt mục tiêu làm chiếc bánh xèo đúng chuẩn dân gian”. Theo đó, bánh sẽ được làm đúng chuẩn truyền thống, gồm bột gạo xay, thịt ba chỉ, tép sông kèm với giá, hẹ, củ sắn. Chương trình trình diễn bánh xèo kỷ lục này sẽ diễn ra vào lúc 9h ngày 18/4, bánh chín sẽ đãi du khách miễn phí.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có một hoạt động đáng chú ý nữa là trình diễn bộ BST thời trang làm từ bánh dân gian Nam Bộ của NTK Nguyễn Minh Công. Theo đó, BST 20 tác phẩm từng lập kỷ lục Người đầu tiên tại Việt Nam sáng tạo nên BST thời trang mini với chất liệu từ các món ăn của ẩm thực miền Tây Nam Bộ, sẽ được tái hiện tại lễ hội. NTK Nguyễn Minh Công cho biết: “Với vai trò là Đại sứ truyền cảm hứng của sự kiện, đồng thời là người con của miền Tây Nam Bộ, tôi mong được cống hiến sự sáng tạo, lan tỏa tình yêu những chiếc bánh quê đến mọi người thông qua những thiết kế thời trang từ bánh dân gian”.
Giới thiệu tinh hoa ẩm thực dân gian
Trong khuôn khổ lễ hội, Hội thi Bánh dân gian Nam Bộ là điểm nhấn. Hội thi không chỉ tạo sân chơi nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân, mà còn là cơ hội để giới thiệu tinh hoa ẩm thực dân gian với đa dạng thể loại bánh của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Năm 2024, hội thi có 36 đơn vị dự thi, 57 món bánh, quy tụ 125 nghệ nhân (trong đó có 57 nghệ nhân chính) đến từ các tỉnh, thành: Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế.
Bánh gừng của dân tộc Chăm. Ảnh: Ái Lam
Cô Trương Thị Hoa Lài, ấp Nhơn Lộc 1A, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nổi tiếng gần 40 năm với tay nghề được trao truyền qua 3-4 thế hệ, lưu giữ cách làm truyền thống của hơn 20 loại bánh dân gian. Trong đó có nhiều loại bánh từng đoạt các huy chương tại các lễ hội, cuộc thi ẩm thực, như: bánh xếp, bánh bao chỉ, bánh hoa mai… Cô Hoa Lài cho biết: “Hầu như lễ hội bánh nào của địa phương tôi đều tham gia. Một phần vì muốn giữ nghề truyền thống, giới thiệu những món bánh gia truyền, độc đáo đến du khách; mặt khác tôi cũng mong muốn qua lễ hội gặp gỡ với những người bạn cùng nghề, cùng nhau lan tỏa niềm vui làm bánh. Qua đó cũng học hỏi nhiều cách làm mới, sáng tạo cho chiếc bánh truyền thống thêm phù hợp thời đại”. Cô Hoa Lài nói thêm, năm nay cô dự thi món bánh bò nướng đường thốt nốt. Bánh bò vốn là sở trường của cô, nay có đổi mới với cách nướng đường thốt nốt. Bánh nướng sẽ rất thơm, quyện với đường thốt nốt có vị ngọt vừa, không ngán.
Trong khi đó, nghệ nhân Phol Sa Rếth và Néang Hiên (An Giang) sẽ mang chiếc bánh gừng, loại bánh truyền thống của dân tộc Chăm, đến lễ hội. Bánh đặc biệt về hình dáng và có hương vị thơm ngon. Hay nghệ nhân Mai Hoàng Lý (Trà Vinh) sẽ mang đến hội thi bánh ú cốm dẹp, một loại bánh sáng tạo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của đồng bào dân tộc Khmer.
Có thể thấy, qua từng kỳ lễ hội, ngày càng nhiều bánh dân gian Nam Bộ truyền thống được phát hiện và bảo tồn, đồng thời tạo cơ hội phát triển nhiều loại bánh mới qua sự sáng tạo của các nghệ nhân, từ đó hình thành nên thương hiệu bánh dân gian độc đáo của Nam Bộ tại Cần Thơ. Bánh dân gian cũng từng bước có diện mạo mới, tiếp cận và thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.
♦ Lễ khai mạc diễn ra lúc 19h, ngày 17/4, tại sân khấu lễ hội, Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Lễ dâng hương và dâng bánh Giỗ tổ Hùng Vương lúc 7h ngày 18/4, tại Đền thờ Vua Hùng.
♦ Hội thi Bánh dân gian, 8h-17h30, từ ngày 17 đến 21/4, tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Không gian trưng bày các loại bánh dân gian, 8-21h, ngày 17 đến 21/4, tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Trình diễn bánh xèo kỷ lục lúc 9h ngày 18/4 tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Hoạt động trình diễn và trải nghiệm làm bánh dân gian, với hai khung giờ 9-11h và 17-19h, từ ngày 17 đến 21/4, tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Trưng bày BST thời trang làm từ bánh dân gian Nam Bộ của NTK Nguyễn Minh Công, từ 8-21h, ngày 17/4 tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Trình diễn BST thời trang làm từ bánh dân gian Nam Bộ, từ 14-18h ngày 18/4 và 16h-18h ngày 19 và 20/4 tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Các gian hàng xúc tiến quảng bá, ẩm thực, đặc sản, 8-21h, từ ngày 17 đến 21/4, tại khu vực không gian lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Chương trình văn nghệ phục vụ khách tham quan, 19h, từ ngày 18 đến 20/4 tại sân khấu lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
♦ Lễ tổng kết và bế mạc, 19h ngày 21/4 sân khấu lễ hội Quảng trường quận Bình Thủy.
TẶNG FULL NỘI THẤT BẰNG GỖ – CHỦ NHÀ CẦN TIỀN LÀM ĂN BÁN GẤP* ĐẠI TỪ – ĐẠI KIM – HOÀNG MAI -HN– Diện Tích 35m – 5 Tầng – MT 5.5m – GIÁ 5.85 TỶ+ Nhà thiết kế 5 tầng mới ở ngay nội thất sang đẹp.– Tầng 1: Bếp, phòng ăn, – Tầng 2,3,4 mỗi tầng 1 ngủ khép kín.– Tầng 5 phòng thờ sân phơi.>> SỔ ĐỎ CHÍNH CHỦ SẴN SÀNG GIAO DỊCHLH: 0981.29.3223
Hãy chia sẻ tin đăng này đến bạn bè của bạn!