Việt Nam Nhập Khẩu Cái Gì Nhiều Nhất
Xuất nhập khẩu từ Nhật Bản và G7 đang phát triển vượt bậc
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2021 là 5,96 tỷ USD, tăng 20,9% so với tháng trước. Tính chung, quý I/2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt tới 16,55 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 22% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Như vậy, nhóm hàng này nhập khẩu trong quý I/2021 đã tăng 2,78 tỷ USD, đây là mức tăng lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam.
Trong ba tháng qua, nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh ở các thị trường như Trung Quốc với 4,64 tỷ USD, tăng 66%; từ Đài Loan với 2,22 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc lại giảm, với trị giá là 4,38 tỷ USD, giảm 296 triệu USD, tương ứng giảm 6%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
Trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,02 tỷ USD, tăng 38,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong ba tháng 2021 lên 10,84 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý I/2021 với trị giá đạt 5,33 tỷ USD, tăng 69% và chiếm 49% tổng trị giá máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,77 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản với 1,09 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước…
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày)
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 2,27 tỷ USD, tăng mạnh tới 55,3% so với tháng trước, tương ứng tăng 810 triệu USD.
Tính chung quý I/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 5,79 tỷ USD, tăng 13,1% (tương ứng tăng 670 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong ba tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 49%, với 2,82 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 609 triệu USD, tăng 5,2%; Hàn Quốc với 565 triệu USD, 6,4%; Mỹ với 375 triệu USD, giảm 27,2%...
Điện thoại các loại và linh kiện
Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,28 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng 2/2021. Tính trong quý I năm nay, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,81 tỷ USD, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong quý I/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 4,34 tỷ USD, chiếm 90,3% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.
Trong đó: từ Trung Quốc là 2,26 tỷ USD, tăng 45,3%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,08 tỷ USD, tăng mạnh 41,2%… so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 3/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam đạt 16,98 nghìn chiếc, tăng mạnh tới 69,1% so với tháng trước.
Tính trong quý I/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 35,36 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tăng tới 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là chủng loại “xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống” và “ô tô tải”, chiếm tỷ trọng tới 92%. Trong đó, lượng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu trong quý I là hơn 23 nghìn chiếc và ô tô tải là 9,45 nghìn chiếc.
Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 3 và ba tháng đầu năm 2021
Việt Nam đã nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ trong 5 tháng 2023, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Nguồn tin mới nhận từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Tổng cục Ngoại thương, cơ quan thuộc Bộ Công thương Ấn Độ, hôm 20/7 đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường ((Phi Basmati).
Quyết định của cơ quan chức năng nước này về cấm xuất khẩu gạo tẻ thường có hiệu lực ngay lập tức.
Theo đó, chỉ một số trường hợp được tiếp tục xuất khẩu gồm: Lô hàng bắt đầu đưa lên tàu trước thời điểm thông báo.
Các lô hàng đã có hóa đơn vận tải đã được điền, con tàu đã cập cảng Ấn Độ và thứ tự bốc hàng lên tàu đã được cấp.
Lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi Thông báo và đã được đăng ký trên hệ thống hải quan điện tử hoặc lô hàng đã đưa vào kho hải quan để xuất khẩu trước thời điểm Thông báo. Thời điểm xuất khẩu các lô hàng này là đến 31/8/2023.
Lô hàng được xuất khẩu theo giấy phép của Chính phủ Ấn Độ tới các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu An ninh lương thực và dựa trên đề nghị của Chính phủ nước đó.
Số liệu của Bộ Công thương Ấn Độ, trong tháng 5/2023, Việt Nam nhập khẩu khối lượng gạo kỷ lục từ Ấn Độ, đạt khoảng 101 nghìn tấn, tăng 56,64% so với tháng 5 năm 2022, vươn lên đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ tính về khối lượng.
Tính trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ.
Cơ quan Thương vụ cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang nhập khẩu gạo từ Ấn Độ cần liên hệ ngày với các đối tác xuất khẩu để kiểm tra tình trạng hàng hóa và đề nghị doanh nghiệp Ấn Độ liên hệ ngay với văn phòng Tổng cục Ngoại thương ở các khu vực để được hướng dẫn.
Những năm gần đây, nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam tăng vọt, nhất là với mặt hàng gạo tấm. Giá gạo nhập khẩu rẻ nhờ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% từ Ấn Độ theo Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).
Theo các doanh nghiệp, gạo nhập từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp thương mại gạo trong nước lo ngại nhất là việc quản lý gạo nhập khẩu không chặt, dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp nhập gạo về, trà trộn xuất xứ gạo Việt Nam để xuất đi.
Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre vừa tạm giữ 1.040 bao gạo trắng nhập khẩu từ Ấn Độ (tương đương 52 tấn) không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Tổng trị giá hàng hóa là trên 600 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tạm giữ số lượng gạo vi phạm trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Bến Tre) cho biết, trước tình hình mặt hàng gạo ngoại nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn, ảnh hưởng đến thị trường gạo trong nước, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng gạo.
loại trái cây Việt Nam được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất
Trái cây Việt Nam, đặc biệt ở phía Nam, luôn dồi dào số lượng và chủng loại. Chúng ta cần chăm sóc các loại cây ăn trái này theo tiêu chuẩn của các nước để có cơ hội thâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường của họ.
Sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài là 5 loại trái cây được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất, chiếm đến 84% tỉ trọng giá trị.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 ước 723 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,75 tỉ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Đây là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất giữa bối cảnh xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 11,1% so với cùng kỳ 2022.
5 loại quả xuất khẩu dẫn đầu chiếm 84% giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc - Nguồn Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
Tính 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 63,5% thị phần, đạt giá trị 1,29 tỉ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong tốp 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.
Theo phân tích của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 5 tháng đầu năm 2023, cơ cấu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc tập trung vào nhóm trái cây. Trong đó, 5 loại trái cây chiếm giá trị cao nhất (84%), gồm: sầu riêng (37%), thanh long (19%), chuối (12%), mít (9%), xoài (7%); còn lại là các loại quả như: dưa hấu, dừa, ớt, chanh leo,…
Cơ cấu rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5-2023 - Nguồn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)
Riêng trong tháng 5-2023, báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho thấy sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mang về giá trị đến 319,8 triệu USD, tăng 57.061% so với tháng 5-2022; xuất khẩu thanh long đạt 46,5 triệu USD, tăng 82,5%. Điều này cũng cho thấy tính chất mùa vụ của rau quả nên giá trị xuất khẩu biến động lớn trong các tháng.
Cũng theo Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, cập nhật đến tháng 5-2022, sầu riêng đã chính thức vượt thanh long, trở thành loại trái cây dẫn đầu về doanh thu xuất khẩu – tính chung tất cả các thị trường với tỉ lệ 26%, tiếp theo là thanh long 15%, chuối 9%.
Máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc, dệt may, da giày, nông sản, thuỷ sản… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU, nên EVFTA sẽ là cơ hội lớn.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 55,77 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 41,88 tỷ USD, tăng 9,42%; còn kim ngạch nhập khẩu đạt 13,89 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017.
Như vậy, trong quan hệ thương mại với EU luôn có mức thặng dư lên đến gần 28 tỷ USD.
Còn theo số liệu mới nhất, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đạt 22,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 17 tỷ USD tăng nhẹ 0,6%, còn nhập khẩu đạt 5,8%, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩy của cả nước, còn nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 5 tháng qua.
Năm 2018, một số ngành hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang EU là hàng dệt may đạt 4,16 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017.
Tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,47 tỷ USD, tăng 18,6%. Riêng mặt hàng nông sản chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 2,73 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2017, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU chiếm đến 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác sang thị trường EU. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2018 Việt Nam đã xuất 2,27 tỷ USD mặt hàng này, tăng gần 22% so với năm 2017.
Hay xuất khẩu giày dép sang EU cũng xếp thứ hai, chỉ sau Mỹ với kim ngạch 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5%. Xuất khẩu thuỷ sản cũng đứng thứ hai với kim ngạch 1,47 tỷ USD trong năm 2018.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu tập trung vào một số nhóm sản phẩm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hóa chất… tuy nhiên tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này năm 2018 chỉ đạt 13,89 tỷ USD.
Được biết, dự kiến ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ được ký.
Đây được cho là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).