Vẽ Tranh Tường Tại Cái Răng - Cần Thơ

Hướng dẫn trẻ vẽ tranh bé nhặt rác

Khảo sát hiện trạng, tư vấn, thiết kế, bàn giao như thế nào?-Quý khách hàng ngần ngại vì chúng tôi ở xa, lo lắng rằng không thể khảo sát hiện trạng, khó tư vấn và thiết kế. Với kinh nghiệm hơn 18 năm trong nghề và đội ngủ tư vấn viên chuyên nghiệp, không ngừng sử dụng và áp dụng các công nghệ tiên tiến công việc khảo sát, tư vấn, thiết kế tranh tường đối với chúng tôi trở nên dể dàng hơn bao giờ hết . -Quý khách hàng chỉ cần chụp hình gửi qua zalo hoặc facebook  với đầy đủ thông tin về kích thước để được khảo sát hiện trạng-Sau đó chúng tôi sẽ gửi mẫu thiết kế và báo giá đến với khách hàng -Bàn giao trực tiếp qua mail hoặc các phương tiện xã hội khác, không cần đặt cọc trước.

#Số điện thoại liên hệ: 0981.859.669#Địa chỉ: Văn phòng: 79 Song Hành, Quận 12, Tp. HCM              Trụ Sở công ty: 1/1 Phạm Văn Thuận, Biên Hòa,Đồng Nai

Ở Cần Thơ, có những bức tranh phong cảnh, chân dung, tĩnh vật… được vẽ trên tường với diện tích lớn hàng chục, thậm chí gần 100 mét vuông, nhưng sống động và uyển chuyển như thật. Người vẽ nên những tác phẩm ấy là Danh Thị Hồng Đào, cô gái dân tộc Khmer sinh năm 1990, vốn là người “ngoại đạo” với lĩnh vực hội họa.

Dịp Tết vừa rồi, nhiều du khách khi đến tham quan một khu du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền đã rất ấn tượng với những bức tranh tường tuyệt đẹp. Những mảng tường lớn, không xử lý bằng phẳng mà hơi gồ ghề, đường nét, được vẽ lên đó những khung cảnh làng quê mộc mạc, thật đến nỗi nhiều người cứ ngỡ đó là ảnh chụp. Đó là khung cảnh chợ quê, cảnh người miệt vườn trên chiếu đờn ca tài tử, chợ nổi miền Tây, gánh hàng rong, hay cảnh thợ lò rèn, nông dân đập lúa hồi xưa… cuốn hút đến từng đường nét. Tìm hiểu mới biết, người vẽ tranh chính là Danh Thị Hồng Đào.

Chị Đào vẽ tranh tại một sân tennis ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.

Tìm cách liên hệ, chị hẹn gặp tại một sân tennis ở khu vực cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều, vì chị đang nhận vẽ tranh tường ở đó. Tận mắt nhìn chị Đào vẽ, chúng tôi bị cuốn hút bởi những đường nét, bức vẽ sinh động. Chân dung hàng loạt tay vợt tennis hàng đầu thế giới được chị Đào vẽ trên tường sống động từ sắc thái, biểu cảm, đến động tác đón bóng… Chị Đào cặm cụi pha màu sơn, vệ sinh tường… để tiếp tục các bức vẽ trong sự thích thú của nhiều người. Ông Nguyễn Phát Đạt, người dân quận Ninh Kiều, nói: “Tôi thấy cháu gái này khéo tay quá nên ghé xem. Vẽ tranh khổ lớn mà cứ y như thật, rất giỏi”.

Gặp Danh Thị Hồng Đào, hóa ra là người quen. Khoảng 10 năm trước, khi Đào còn là sinh viên ngành Sư phạm Vật lý của Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi biết Đào khi chị cộng tác cùng giảng viên Lê Đình Bích thực hiện giảng dạy chương trình “Học phần nhiệt đới” cho sinh viên người nước ngoài. Trong các giờ dạy của thầy Lê Đình Bích về văn hóa Nam Bộ, trong đó có văn hóa Khmer Nam Bộ, Hồng Đào sẽ thị phạm các động tác múa Khmer, giới thiệu về trang phục của đồng bào Khmer… Sau đó ít lâu, Đào lại khởi nghiệp với công việc viết chữ thư pháp, viết thư pháp lên trái cây, đá, gỗ… để làm đồ lưu niệm.

Gần 10 năm bặt tin, nay Danh Thị Hồng Đào đã là một họa sĩ nghiệp dư tài hoa, chuyên vẽ tranh tường. Chị cho biết, việc vẽ tranh tường do chị tự học, chủ yếu qua các kênh YouTube. Mày mò từ những bức tranh khổ nhỏ 1-2 mét vuông, đến nay, chị Đào đã có thể thực hiện các bức vẽ khổ lớn, có khi lên đến gần 100 mét vuông.

Tài nghệ của chị Đào hiện được nhiều người biết đến, khi rất nhiều quán ăn, điểm du lịch, trường học… ở Cần Thơ và một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long hợp đồng đặt chị vẽ. Chị Đào cho biết, hiện chị có hợp đồng vẽ tranh tường khổ lớn cho Thư viện tỉnh Đồng Tháp, một số quán ăn ở thành phố Cần Thơ… nên sẽ bận rộn. Chia sẻ về một bức tranh đẹp, theo chị Đào, ngoài sự khéo tay, thẩm mỹ của người vẽ, điều quan trọng nhất là phải phân chia tỷ lệ cho phù hợp. Vì với tranh khổ lớn, chỉ cần vẽ sai tỷ lệ là có khi hư cả bức tranh, phải làm lại từ đầu, đặc biệt là khi vẽ chân dung.

Khi nhìn chị Đào vẽ tranh tường mới thấy hết sự “hy sinh vì nghệ thuật” của chị. Cộng tác với chị chỉ có một người thợ phụ nữa nên mọi việc hầu như đều do chị thực hiện. Ngoài vẽ tranh, chị còn làm cả việc sơn tường, cạo rửa tường, xây hay đắp xi măng… “Nhiều khi vì muốn bức tường có độ nhám theo ý muốn, tôi phải trét xi măng hàng giờ liền, rướm máu 10 đầu ngón tay. Chuyện phơi nắng hay khuân vác là bình thường”, chị Đào kể.

Thu nhập từ việc vẽ tranh tường hiện giúp chị Đào có cuộc sống thoải mái, nhưng quan trọng là chị được làm công việc mình yêu thích. Chị bông đùa: “Tôi mê vẽ dữ lắm, chắc chừng nào già, cầm cọ run run mới thôi vẽ quá!”. Cũng chính đam mê đó giúp chị có động lực học hỏi, vun bồi kỹ năng để những nét vẽ ngày càng điệu nghệ hơn.