Giao thông thuận lợi và ở địa bàn gần thủ đô nên người dân Tân Quang rất năng động trong phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện dự án khu đô thị Đại An, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã giảm hơn 130 ha, diện tích đất còn lại là hơn 41 ha, nông dân Tân Quang thực hiện đề án phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh, cây dược liệu và rau màu các loại. Nắm bắt được nhu cầu chơi hoa của người dân thủ đô và các tỉnh, thành, người dân thôn Ngọc Đà đã trồng hoa đào cảnh, đào thế…Mấy năm qua, thôn đã thành lập tổ hoa đào nhằm giúp nhau về kỹ thuật chăm sóc cây, thông tin cho nhau thị trường…Ông Phùng Viết Đạt, Tổ trưởng, tổ hoa đào cho hay: “Tổ hoa đào chúng tôi có hơn 120 thành viên, cứ 6 tháng họp 1 lần trao đổi kinh nghiệm về thời tiết để chăm sóc cây được tốt và thời gian tuốt lá để hoa đào nở đúng dịp tết, cách làm đào thế được đẹp để cho thuê được giá cao. Nhờ đó, nhiều hộ đạt doanh thu cao sau tháng tết, điển hình như gia đình ông Phùng Viết Hưng, cùng với diện tích của gia đình ông đã thuê thêm diện tích ruộng để trồng 400 cây đào thế. Từ kinh nghiệm nhiều năm làm cây đào thế đẹp và quảng cáo trên nhiều loại hình, nên năm nay ông cho thuê và bán được giá cao ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước,  có cây cho thuê được 45 triệu đồng trong dịp tết, tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng. Nhiều hộ khác doanh thu đạt 300-500 triệu đồng. Chính vì vậy, việc sản xuất nông nghiệp ở thôn tôi thu nhập đạt khoảng 530 triệu đồng/ha/năm”.

Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.

Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.

KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn.​/.