��ࡱ� > �� @ B ���� = > ? ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ U �� F� bjbj�n�n 8 ��a��a�� Y �� �� �� � � � h h h h h ���� | | | 8 � � @ � | K 4 , , B B B �I �I �I �I �I �I �I >L � �N <

Sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động động là gì?

Sức lao động được xem là yếu tố quan trọng của quá trình lao động sản xuất. Dưới đây là những khái niệm về nội dung này:

Sức lao động là khả năng và năng lực của con người thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, không chỉ bao gồm khả năng vật lý mà còn bao hàm cả khả năng trí tuệ, sáng tạo và kỹ năng. Sức lao động là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội.

Sức lao động không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc mà còn liên quan đến khả năng học hỏi, thích nghi và cải thiện. Con người không ngừng phát triển khả năng của mình thông qua việc tiếp xúc với kiến thức mới, trải nghiệm và học hỏi từ những người khác. Sức lao động đóng vai trò quyết định trong quá trình tạo ra giá trị gia tăng, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sản phẩm và dịch vụ.

Sức lao động là gì? (Ảnh minh họa)

Trình tự thực hiện đình công:

Đình công hợp pháp khi thực hiện theo đúng trình tự thủ tục bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lấy ý kiến về đình công

Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Đồng ý hay không đồng ý đình công

Phương án của tổ chức đại diện người lao động về cuộc đình công

Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.

Nội dung của quyết định đình công bao gồm những mục sau:

Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trước và trong quá trình đình công

Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.

Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này có quyền sau đây:

Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;

Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.

Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản: Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa; Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm đóng cửa tạm thời là: Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công và trường hợp sau khi người lao động ngừng đình công.

Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Như vậy, đình công là quyền những bên cạnh đó người lao động cũng cần phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật thì mới được coi là đình công hợp pháp.

Quy định của pháp luật về đình công

Đình công là một hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị trường, chỉ phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội nơi đình công phát sinh và tồn tại không phụ thuộc vào các quan điểm hay sự ghi nhận của pháp luật. Tại Điều 209 Bộ luật lao động 2019 quy định về đình công như sau:

1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.

Hầu hết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động đều mang màu sắc kinh tế. Rõ nét nhất là những trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với các lợi ích mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động. Khi đó, họ sẽ đưa ra các yêu cầu đòi hỏi và sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được mục đích. Tùy theo từng nguyên nhân tranh chấp, đình công  sẽ là lựa chọn của người lao động với cách thức không làm việc để gây sức ép về phía bên kia mang màu sắc đặc trưng của nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người người sử dụng lao động. Do đó, bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế.

Các dấu hiệu của đình công bao gồm:

– Dấu hiệu thứ nhất: Có sự ngừng việc tập thể một cách triệt để

Đây được coi là một dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công. Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của người lao động bằng cách không làm việc không xin phép trong khi biết trước là sử dụng lao động không đồng ý. Trong ý thức của họ và thực tế sự ngừng việc này chỉ đưa ra tạm thời, trong một thời gian ngắn, có nghĩa là họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc và không đi làm cho người khác. Điều đó chứng tỏ sự ngừng việc chỉ là hình thức thể hiện, là cách phản ứng, không phải là mục đích họ mong muốn đạt được; trong thời gian đình công quan hệ lao động vẫn tồn tại và người lao động sẽ tiếp tục làm việc sau đình công.

Tuy chỉ là tạm thời nhưng mức độ ngừng việc của đình công lại rất triệt để, ngừng việc hoàn toàn. Những người tham gia thường không làm bất cứ một công việc nào thuộc quan hệ lao động trong thời gian đình công; trừ trường hợp phải đảm bảo công việc tối thiểu trong phạm vi luật định, vì lí do an toàn xã hội chứ không vì lợi ích của người sử dụng lao động hay vì những cam kết đã có.

– Dấu hiệu thứ hai: Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động

Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của người lao động, kể cả người lãnh đạo và tham gia đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc, tham gia đình công trong khi vẫn có những cách giải quyết khác cho vấn đề đang phải đối mặt. Họ hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng việc.

– Dấu hiệu thứ ba: Đình công luôn có tính tập thể

Quyền đình công là quyền của cá nhân người lao động nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể. Việc thực hiện quyền đình công của người lao động không thể thông qua hành vi cá nhân mà phải được thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao động. Được thể hiện thông qua sự kết hợp nhau lại, cùng chung ý chí, mục đích và hành động ngừng việc của các cá nhân người lao động. Vì vậy, tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu luôn gắn liền với hiện tượng đình công.

– Dấu hiệu thứ tư: Đình công được thực hiện một cách có tổ chức

Được biểu hiện ở sự chủ định từ trước, có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức người lao động. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự tổ chức, lãnh đạo, điều hành thống nhất của một hay một nhóm người và có sự chấp hành phối hợp của tập thể lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động có quyền quyết định và lãnh đạo cuộc đình công.

– Dấu hiệu thứ năm: Mục đích của đình công là nhằm đạt được các yêu sách của tập thể người lao động      .

Mục đích cuối cùng mà những người đình công hướng tới là những yêu sách về quyền và lợi ích mà họ mong muốn đạt được. Những yêu sách đó có thể đã được pháp luật quy định hoặc chưa được pháp luật quy định, có thể xuất phát từ những yêu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ nguyện vọng khác nhưng phải liên quan đến quan hệ lao động và nhằm vào một chủ thể nhất định, với nội dung rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng.