Ngã Ba Pháp Vân
Theo Destatis, trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Đức đã tăng khoảng 3,3% lên 797,8 tỷ euro, trong khi giá trị hàng hóa nhập khẩu của nền kinh tế hàng đầu châu Âu này giảm 4,3% xuống 699,1 tỷ euro. Thặng dư thương mại của nền kinh tế Đức, trong nửa đầu năm đã trôi qua, tăng hơn gấp hai lần - lên 98,7 tỷ euro (108,6 tỷ USD).
Hai ngã 3 khu vực đường Phạm Tu- Xa La thường xuyên có rất nhiều phương tiện tải trọng lớn, ùn tắc liên miên. Ảnh: Tuổi trẻ
Sau gần 4 năm đoạn đường Phạm Tu đưa vào khai thác, song vì vướng giải phóng mặt bằng khiến cầu vượt vẫn không thể triển khai, biến nút giao Xa La trở thành điểm nóng ùn tắc của Thành phố. Điều này đòi hỏi chính quyền Thành phố, UBND huyện Thanh Trì sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù, giải phóng mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ thi công cầu vượt, giải tỏa điểm ùn tắc nghiêm trọng này.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: "Đừng để giao thông bị “bóp nghẹt” vì thiếu một cây cầu".
Cầu vượt nút giao đường Phạm Tu - Tỉnh lộ 70 - Xa La là một hạng mục quan trọng của Dự án đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, nối từ Vành đai 3 đến đường 70 và kết nối với đường trục phía Nam của Thành phố. Khi hoàn thành, tuyến đường được kỳ vọng sẽ giảm tải đáng kể cho các trục Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, đường 70...
Tuy vậy, trong khi tuyến đường Phạm Tu dài 2,5km đã đưa vào sử dụng từ năm 2020, nhưng đến nay, cầu vượt đường 70 vẫn chưa được thực hiện, khiến 2 ngã 3 tại khu vực này trở thành điểm nghẽn, ùn tắc liên miên.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do trong phạm vi dự án còn có 98 hộ dân thuộc địa bàn huyện Thanh Trì chưa di dời để bàn giao mặt bằng. Điều này xuất phát từ các vướng mắc liên quan đến quyền lợi đền bù và chính sách tái định cư. Một số hộ dân chưa đồng ý với phương án đền bù hoặc chưa tìm được giải pháp tái định cư phù hợp. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục hành chính phức tạp và sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng cũng góp phần làm trì hoãn quá trình giải phóng mặt bằng.
Rất nhiều thính giả đặt vấn đề: vì sao một nút giao ùn tắc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mà chính quyền Thành phố có thể để tồn tại dai dẳng như thế? Vì sao có một cây cầu mà làm mãi chưa xong? Dự án được phê duyệt năm 2011, bắt đầu thi công từ 2014, nghĩa là 10 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng gần 100 hộ dân là điều rất vô lý.
VOVGT cũng đã không ít lần đề cập tình trạng ùn tắc tại nút giao này, gần đây nhất là tháng 4/2022, nhưng đến nay lý do không có gì mới.
Từ nay đến hết năm 2024 – thời hạn cuối bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện xây dựng cầu vượt chỉ còn 2 tháng, nhưng chưa xúc tiến nào của công tác giải quyết các vướng mắc. Vậy, vấn đề giám sát thực hiện ra sao? Ai chịu trách nhiệm nếu lại một lần lỗi hẹn?
Bởi vậy, để dự án xây dựng cầu vượt nút giao Xa La có thể sớm được khởi công, việc giải quyết triệt để vấn đề giải phóng mặt bằng là vô cùng cần thiết. Chính quyền Thành phố, huyện Thanh Trì cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm đẩy nhanh tiến độ di dời các hộ dân và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Để thực hiện được điều này, chính quyền cần tiếp tục đối thoại với các hộ dân trong diện giải tỏa, lắng nghe và giải quyết kịp thời những thắc mắc, nguyện vọng của họ. Việc minh bạch thông tin, tạo điều kiện để người dân hiểu rõ lợi ích của dự án không chỉ giúp người dân ủng hộ, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Việc xây dựng các phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư cần được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người dân. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sự phản đối từ các hộ dân, mà còn tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống sau khi di dời. Chính sách đền bù cần được thực hiện công bằng, với mức giá hợp lý theo giá thị trường và đảm bảo người dân có thể tìm được nơi ở mới với điều kiện tương đương hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải phóng mặt bằng. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng kéo dài thời gian thực hiện dự án do những thủ tục pháp lý không cần thiết, đồng thời tạo điều kiện để nhà thầu sớm tiếp cận và thi công công trình.
Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và sớm triển khai thi công cầu vượt tại nút giao Xa La không chỉ giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho khu vực, giảm áp lực giao thông tại một trong những điểm đen về ùn tắc của Thành phố.
Hơn nữa, khi giao thông khu vực xung quanh nút giao Xa La được cải thiện, các tuyến đường song song, như Ngọc Hồi –Giải Phóng, đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương cũng sẽ được giảm tải.
Việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và sớm triển khai thi công cầu vượt tại nút giao Xa La là một yêu cầu cấp thiết, không chỉ nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông mà còn tạo ra những lợi ích dài hạn cho khu vực. Bởi vậy, chính quyền địa phương cần quyết liệt hơn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ, vì lợi ích của cộng đồng./.
Đất nước ta có hai ngã Ba biên giới mà bất kỳ ai cũng đều ao ước một lần đặt chân đến. Đó là ngã ba biên giới Đông Dương ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum tiếp giáp với Cam-pua-chia và Lào; Ngã Ba biên giới A Pa Chải ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Ngã Ba biên giới A Pa Chải luôn là những địa điểm check-in đầy tự hào và thiêng liêng đối với mọi du khách.
Từ trung tâm xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) lên đến trạm dừng chân của Đồn Biên phòng A Pa Chải khoảng 14 cây số. Từ đây để lên đước đến Ngã Ba biên giới giữa Việt Nam-Lào và Trung Quốc, du khách phải đi bộ hoặc đi xe máy thêm 3,6 km nữa. Con đường được đổ bê tông rộng khoảng 1 mét, dốc quanh co giữa cánh rừng nguyên sinh, với khung cảnh rất đẹp.
Hết đoạn đường đi được xe máy, du khách phải đi bộ lên mốc dài 940 m làm bằng đá granit rộng 1,5 mét, gồm 29 chiếu nghỉ và 541 bậc, đi hết khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Hai bên đường lên xuống đều có hàng rào lan can để giúp du khách đi lại dễ dàng.
Đây là mốc giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam-Lào-Trung Quốc, được phân giới cắm mốc vào năm 2005 theo Nghị định thư về phân giới cắm mốc giữa ba nước. Cột mốc Ngã Ba biên giới A Pa Chải được đặt trên ngọn núi Khoan La San, có độ cao 1.866,23 m so với mực nước biển, toạ độ 22°24'02,295" vĩ độ Bắc, 102°08'38,109" kinh độ Đông.
Mốc giao điểm đường biên giới giữa ba nước, là mốc đơn cỡ đại, làm bằng đá hoa cương, có 3 mặt gắn Quốc huy của ba nước, dài 2 m được chia làm 3 phần: Đế mốc, thân mốc và đỉnh mốc.
Lần đầu tiên đến cột mốc Ngã ba biên giới A Pa Chải, nhà báo Nguyễn Sỹ Hào cảm nhận: “ Là một nhà báo, tôi đã đi rất nhiều cột mốc biên giới như đường biên giới Việt-Trung; Việt- Lào; Việt-Campuchia. Với A Pa Chải - cực Tây của Tổ quốc, tôi rất đỗi tự hào,.Cảm giác có một cái gì đó rất hùng vĩ, rất thiêng liêng với một cột mốc giáp ranh giữa 3 nước Việt-Lào-Trung”.