Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines PAGASA lúc 5h sáng 28/10 cho biết, bão Kong-rey - cơn bão mới nhất gần Biển Đông - vẫn duy trì cường độ nhưng giảm tốc độ di chuyển trên Biển Philippines.

Cảnh báo lũ trên sông ở miền Trung

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay cơn bão số 6 đã suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực đất liền ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng. Trước khi suy yếu, bão số 6 đã gây ra gió mạnh tại nhiều địa phương ven biển miền Trung. Cụ thể, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ghi nhận gió mạnh cấp 8; tại Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Sơn Trà (Đà Nẵng) có gió giật lên đến cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp sẽ di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc và tiếp tục suy yếu rồi tan dần. Tuy nhiên, tình hình mưa lớn vẫn còn diễn biến phức tạp tại các tỉnh từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Đồng thời, khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông vẫn còn gió mạnh và sóng lớn.

Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa ra cảnh báo về lũ trên các sông ở khu vực miền Trung. Do mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ nên lũ trên các sông ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang lên rất nhanh.

"Mưa lớn và lũ lên nhanh, tình trạng ngập lụt đã xảy ra tại các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình); Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, TP Đông Hà và thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị). Còn Thừa Thiên Huế ngập lụt xảy ra tại các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thuỷ, Hương Trà và TP Huế", ông Dũng thông tin.

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ nay đến 29/10, lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị khả năng lên mức báo động 2 - báo động 3, có sông trên báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất tại khu vực vùng núi, sạt lở bờ sông, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng nay (28/10), khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 27/10 đến 8h ngày 28/10 cục bộ có nơi trên 200mm như: Lâm Thủy (Quảng Bình) 325.0mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 243.8mm,…

Từ ngày 28/10 đến đêm 29/10, ở khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h).

Ngoài ra, ngày và đêm 28/10 ở khu vực Nam Bộ và Bình Thuận có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Ngày và đêm 30/10, ở khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 30-60mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Béo phì liên quan trực tiếp tới các bệnh ung thư nào? | SKĐS #Shorts

Ảnh mây vệ tinh bão Yinxing và bão Toraji chiều 9-11 - Ảnh: NCHMF

Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) ngày 9-11, hai áp thấp nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương đã mạnh lên thành bão Toraji và bão Man-yi. Hiện hai cơn bão này đều đang mạnh cấp 8 (18m/s), giật cấp 10 (25m/s).

Như vậy, cùng với bão Yinxing (bão số 7) trên Biển Đông thì ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương hiện có ba cơn bão đang hoạt động.

JMA cho biết lúc 15h chiều nay, bão Toraji đang ở 14,7 độ vĩ bắc, 131,4 độ kinh đông (vùng biển ngoài khơi Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Đài Nhật dự báo trong hai ngày tới, bão Toraji di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 15km/h và có khả năng mạnh thêm.

Dự báo đến 15h chiều 11-11, tâm bão ở 15,8 độ vĩ bắc, 123,1 độ kinh đông (vùng biển phía đông đảo Luzon, Philippines), cường độ bão lúc này mạnh cấp 11 (30m/s), giật cấp 13 (40m/s).

Sau đó, bão di chuyển theo hướng tây bắc, đi qua đảo Luzon và đi vào Biển Đông trong khoảng ngày 12-11 với cường độ mạnh cấp 10 (25m/s).

Nếu bão Toraji vào Biển Đông thì đây là cơn bão số 8 hoạt động trên vùng biển này trong năm 2024.

JMA nhận định sau khi vào Biển Đông, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc và cường độ ít có khả năng thay đổi.

Đối với bão Man-yi, đài Nhật nhận định những ngày tới, bão chủ yếu di chuyển theo hướng tây tây bắc rồi hướng tây, hướng về phía Philippines.

JMA dự báo cường độ bão Man-yi chủ yếu duy trì ở cấp 8, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong khoảng ngày 12-11.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 9-11, ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xác nhận ở ngoài khơi Philippines mới hình thành hai cơn bão, trong đó có một cơn có khả năng đi vào Biển Đông (bão Toraji).

Hiện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đang theo dõi diễn biến hai cơn bão, nhất là bão Toraji, để đưa ra những dự báo, cảnh báo trong thời gian sớm nhất.

Cơn bão Kong - rey đang tiến vào Đài Loan được đặt tên theo đề xuất của Campuchia. Tên bão này được đặt theo tên một dãy núi ở tỉnh Kampong Chhnang - Ảnh: WINDY

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, riêng khu vực tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam) phần lớn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.

Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là 1 trong 6 trung tâm khí tượng chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Tên các cơn bão do các nước đưa lên và được thông qua. Những tên này được sử dụng tuần tự. Ví dụ, nếu cơn bão nhiệt đới cuối cùng trong năm là Damrey, cơn bão nhiệt đới đầu tiên của năm sau sẽ là Haikui.

Ngoài tên, mỗi cơn bão sẽ đều được gắn 1 mã số (ID) cụ thể. Với khu vực tây bắc Thái Bình Dương, các ID của cơn bão bắt đầu bằng hai số cuối của năm (ví dụ năm 2024 thì tiền tố ID là 24) và kết thúc bằng số thứ tự cơn bão đó xuất hiện trên khu vực.

Ví dụ, cơn bão Trami (Trà Mi hay bão số 6) có ID là 2420, tức năm xuất hiện là 2024 và là cơn bão thứ 20 trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương.

Việc đặt tên cho các cơn bão đã bắt đầu từ lâu, nhằm giúp xác định nhanh các cơn bão trong những thông báo cảnh báo.

Những cái tên sẽ giúp người dân dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật. Đồng thời, việc đặt tên sẽ giúp các phương tiện truyền thông đưa tin về các cơn bão dễ dàng hơn, giúp người dân để ý các cảnh báo, từ đó tăng cường đối phó khi bão ập đến.

Việc sử dụng tên riêng, ngắn gọn cũng giúp việc thông báo bằng văn bản hoặc giọng nói diễn ra thuận lợi hơn, nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với phương pháp xác định cơn bão bằng kinh độ, vĩ độ khó nhớ, dài dòng. Những điều này tạo ra lợi thế quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về những cơn bão.

Cơ quan khí tượng cho biết tên của những cơn bão có thể bị loại bỏ nếu cơn bão đó gây thiệt hại nặng nề về người và của.

Thông thường, trong các cuộc họp thường niên của Tổ chức Khí tượng thế giới, những cái tên phạm phải điều này sẽ được loại bỏ.

Ví dụ, Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam.

Một thông tin thú vị nữa được cơ quan khí tượng cho biết là cùng một cơn bão nhưng mỗi quốc gia lại có tên gọi riêng của mình. Tuy nhiên, việc này phải tuân theo quy tắc đặt tên quốc tế do WMO quy định.

Ví dụ như ở Việt Nam, bão được đặt tên theo số thứ tự cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên khu vực Biển Đông (từ kinh tuyến 120 trở vào).

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý thiên văn, địa vật lý và khí quyển Philippines (PAGASA) sẽ sử dụng danh sách tên bão riêng của họ gồm 25 tên để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ (Philippine Area of Responsibility - PAR). Ví dụ, cơn bão Trami hiện tại Philippines gọi là "Kristine", còn Việt Nam gọi là bão số 6.

Đó là các cơn bão Yinxing (Việt Nam gọi là bão số 7), bão Toraji (bão số 8), bão nhiệt đới Usagi và bão nhiệt đới Man-Yi.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xác nhận với CNN hôm 12-11 rằng đây là lần đầu tiên có 4 cơn bão cùng xuất hiện ở khu vực vào tháng 11 kể từ năm 1951. Các nhà khoa học cũng khẳng định đây là một hiện tượng hiếm gặp do đại dương ấm lên.

Philippines mỗi năm phải hứng chịu nhiều cơn bão. Vì thế, việc xuất hiện liên tiếp 4 cơn bão như hiện tại càng làm phức tạp thêm nỗ lực phục hồi của nước này khi hàng ngàn người vẫn phải sống trong những nơi trú ẩn tạm thời.

Bốn cơn bão cùng hoạt động ở Tây Thái Bình Dương hiện nay, kéo dài từ vùng biển Đông tới đảo Guam, bao gồm Yinxing, Toraji, Usagi, Man-Yi (từ trái qua). Ảnh: CNN

Bão Yinxing đổ bộ vào vùng Đông Bắc Philippines ngày 7-11 với sức gió tương đương với bão Đại Tây Dương cấp 4. Không có báo cáo về thương vong nhưng cơn bão đã mang theo mưa xối xả, sóng lớn và lở đất.

Ngày hôm sau, bão Toraji đổ bộ vào bờ biển phía Đông của tỉnh Aurora trên đảo Luzon với sức gió tương đương với bão Đại Tây Dương cấp 1, khiến hàng ngàn người dân phải sơ tán.

Toraji, hiện là bão nhiệt đới, dự kiến sẽ suy yếu khi di chuyển qua biển Đông và có thể mang đến lượng mưa trên 100 mm cho một số khu vực ở Đông Nam Trung Quốc.

Philippines đang chuẩn bị đón thêm một cơn bão lớn khác là bão nhiệt đới Usagi - nằm cách bờ biển Đông Bắc của nước này khoảng 500 km vào sáng sớm 13-11 (giờ địa phương). Cơ quan thời tiết của Philippines đã cảnh báo về gió mạnh và nguy cơ bão mạnh trong 48 giờ tới.

Cơn bão thứ tư sau Usagi là bão nhiệt đới Man-Yi, hiện cách Rota, Guam khoảng 430 km về phía Đông. Man-Yi dự kiến sẽ di chuyển về phía Tây, đạt cường độ bão mạnh vào sáng 15-11 và có khả năng đổ bộ vào Đông Bắc Philippines vào đầu tuần tới.

Philippines liên tiếp hứng chịu bão lũ khiến đã khốn khó lại càng khó khăn hơn. Ảnh: Xinhua

Philippines liên tiếp hứng chịu bão lũ khiến đã khốn khó lại càng khó khăn hơn. Ảnh: Xinhua

Hiện vẫn chưa rõ liệu bão Usagi và Man-Yi có đổ bộ trực tiếp vào đất liền Philippines hay không nhưng dự kiến có mưa lớn, gió giật và sóng dữ nguy hiểm.

Philippines là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hoạt động bão ở Thái Bình Dương khi có 6 cơn bão được đặt tên đã đổ bộ trực tiếp vào đất liền trong năm nay, khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng.

Thủ đô Manila và một số khu vực trên đảo Luzon đã chứng kiến trận lũ lụt tàn khốc do cơn bão Gaemi gây ra vào tháng 7. Vào tháng 9, Philippines cũng bị siêu bão Yagi tấn công khiến hàng chục người thiệt mạng.

Bão nhiệt đới Trami và bão Kong-Rey đã gây ra lũ lụt và lở đất nghiêm trọng tại đảo Luzon, hòn đảo chính ở miền Bắc Philippines vào cuối tháng 10, khiến 150 người thiệt mạng.

Theo trung tâm ứng phó thảm họa Philippines, hơn 9 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi 2 cơn bão này, với gần 300.000 người phải di dời.

Truyền thông địa phương mô tả người dân Philippines "mệt mỏi vì bão" khi buộc phải sơ tán nhiều lần.

Nhân viên y tế, cứu hộ Philippines đã cảnh báo về tình trạng kiệt sức, trầm cảm.

Các chuyên gia cảnh báo Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất về khí hậu trên thế giới, khiến nơi đây dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, bão và lũ lụt.