Nay tôi bán căn nhà thứ 2 rồi thì có nhập hộ khẩu thường trú cho vợ và con về lại căn nhà chính được không, thủ tục như thế nào?

Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về đăng ký thường trú:

Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký thường trú:

Theo thông tin anh cho biết thì trường hợp của vợ và con anh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới là căn nhà anh đang là chủ sở hữu và chủ hộ khi được anh đồng ý (theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 20 Luật Cư trú năm 2020).

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Các giấy tờ này có thể là: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, căn cước… (theo quy định tại khoản 2, điều 21 Luật Cư trú năm 2020).

Vợ và con anh nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan quản lý cư trú ở nơi cư trú mới là:

- Công an xã, phường, thị trấn trong trường hợp ở nơi cư trú không có đơn vị hành chính cấp xã thì nộp cho công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (theo quy định tại khoản 4, điều 2 Luật Cư trú năm 2020).

- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (theo quy định tại điều 22, Luật Cư trú năm 2020).

Một điểm cần lưu ý: người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Vấn đề quý Ông/Bà hỏi, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xin trả lời như sau:

Tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú:

“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;”

Như vậy, đối với trường hợp con đăng ký thường trú về ở với cha, mẹ khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.

Việc lấy ý kiến chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo 03 phương thức quy định tại mục (3), (4) phần chú thích tại biểu Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an, cụ thể:

(1) Ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai;

(2) Xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác;

(3) Có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không cần công chứng, chứng thực).

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 66/2023/TT-BCA ngày 17/11/2023 sửa đổi Điều 7 Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định quá trình giải quyết đăng ký cư trú, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện xác minh, theo đó cán bộ được giao thực hiện xác minh phải kiểm tra, xác thực và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của chỗ ở được đăng ký cư trú; quan hệ nhân thân của người đăng ký cư trú với chủ hộ trong trường hợp đăng ký vào hộ gia đình đã có và việc công dân sinh sống tại nơi đề nghị đăng ký cư trú.